RFID là gì? câu hỏi chưa bao giờ hết nóng khi lượng tìm kiếm công nghệ này lên tới hàng ngàn lượt mỗi tháng.
Công nghệ RFID hiện tại được ứng dụng rất phổ biến. Điển hình như các ứng dụng quản lý kho, quản lý quy trình sản xuất, thu phí tự động, hệ thống kiểm soát ra vào, cửa khóa thông minh…
Nhưng để hiểu rõ nguyên lý hoạt động những ưu, nhược điểm thì không phải ai cũng nắm được. Toàn bộ nội dung bài viết chủ yếu để trả lời cho câu hỏi RFID là gì?. Sau khi đã nắm kỹ, việc chọn thiết bị cho phù hợp với ứng dụng là điều không khó. Vô bài nào!
RFID là gì?
RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng qua sóng vô tuyến. Được giới thiệu vào những năm 1980 để nâng cấp thay thế cho công nghệ tem mã vạch.
Khoảng cách đọc từ 1m-100m.
Nguyên lý hoạt động công nghệ RFID
RFID hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Đầu đọc thẻ rfid sẽ phát ra sóng điện từ ở một tần số nhất định, các thẻ từ rfid nằm trong vùng quét và cùng tần số sẽ cảm ứng được điện từ và phát ngược trở lại thông tin đang lưu trữ.
Thông tin này có thể là ID thẻ ( hay còn được gọi là UID sẽ được làm rõ phần sau) hay thông tin được người dùng trực tiếp lưu vào các ngăn nhớ của chip rfid.
Khi nhận được phản hồi thông tin từ các thẻ rfid đầu đọc sẽ gửi thông tin đến phần mềm ứng dụng xử lý.
Với đặc điểm, có thể đọc cùng lúc hàng ngàn thẻ RFID nên ứng dụng công nghệ này cho việc quản lý sản phẩm số lượng lớn và vô cùng hiệu quả so với công nghệ truyền thống bằng mã vạch.
Tùy vào tần số mà khoảng cách đọc từ vài cm đến vài trăm mét. Cũng tùy vào môi trường mà thẻ RFID cũng có nhiều dạng khác nhau.
Thành phần chính trong hệ thống RFID
Đầu đọc thẻ từ RFID
Có 2 dạng đầu đọc thẻ RFID phổ biến:
- Dạng đầu đọc với anten tích hợp vào mạch đọc thẻ RFID.
- Dạng đầu đọc và anten đặc rời nhau. Thường áp dụng cho tần số cực cao khi 1 đầu đọc có thể giao tiếp nhiều anten tăng diện tích bao phủ.
Phân loại theo chuẩn giao tiếp:
- Phổ thông các chuẩn như: USB, RS232, RS485, Wiegand, Wifi, RJ45… tùy vào ứng dụng mà chọn giao tiếp phù hợp
Phân loại theo phương thức sử dụng:
Lắp đặt cố định, cầm tay, giao tiếp với thiết bị trung gian.
Thẻ từ RFID
Có 2 loại là là thẻ RFID:
- Thẻ chủ động ( phải cấp nguồn cho thẻ) với loại thẻ này khoảng cách đọc có thể rất xa và thẻ bị động khá phổ biến sử dụng nguồn trực tiếp từ đầu đọc phát đến.
- Thẻ thụ động: Loại thẻ này sử dụng nguồn từ đầu đọc phát đến trong cùng tần số.
Tùy vào tần số, thẻ từ RFID rất đa dạng về thù hình: Thẻ trắng, thẻ dạng móc khóa, dạng dán lên thiết bị, …
Tùy vào tần số mà chip RFID cho phép đọc, ghi dữ liệu và cả sao chép dữ liệu. Nhưng với những dòng Chip mới thì điều được thiết kế với bảo mật, mã hóa cao hơn nên việc sao chép là khó khăn.
Các tần số RFID được sử dụng phổ biến
Công nghệ RFID tần số thấp
Dải tần số thấp từ: 30-300 Khz.
Phổ biến nhất: Tần số 125khz
Khoảng cách đọc từ: 0-10 cm
Ứng dụng: Theo dõi động vật, kiểm soát ra vào, tuần tra bảo vệ, bãi giữ xe thông minh, …
Ưu điểm: Hoạt động tốt gần chất lỏng và kim loại giá thành rẻ, phổ biến trên thị trường.
Nhược điểm: Khoảng cách ngắn, không thể ghi dữ liệu do bộ nhớ bị giới hạn, tốc độ truyền thấp.
Công nghệ RFID tần số cao
Tần số phổ biến: 13.56 Mhz
Khoảng cách đọc: 0-30 cm
Khả năng ghi dữ liệu trực tiếp vào thẻ và bảo mật tốt hơn nền tần số 13.56 Mhz dùng trong quản lý thư viện, thẻ cá nhân, thẻ game…
Ưu điểm: Có khả năng lưu trữ với bộ nhớ lớn, phổ biến trên thị trường.
Nhược điểm: Khoảng cách đọc ngắn, tốc độ truyền dữ liệu không cao.
Công nghệ RFID tần số cực cao (Ultra – High Frequency)
Tần số sử dụng phổ biến từ: 860- 960 Mhz
Có 2 công nghệ RFID được ứng dụng phổ biến là Active RFID và Passive RFID .
Công nghệ Active RFID
- Đặc điểm chính là các thẻ từ RFID được thiết kế với nguồn cấp riêng không sử dụng nguồn từ đầu đọc.
- Khoảng cách đọc từ 30- hơn 100m
- Được ứng dụng trong thu phí tự động, giám sát sản xuất, theo dõi tài sản
Ưu điểm: Khoảng cách đọc xa, tốc độ truyền dữ liệu nhanh, khả năng lưu trữ lớn.
Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao, phải thay Pin cho thiết bị, phần mềm phức tạp, bị ảnh hưởng bởi môi trường kim loại, và một vài khu vực hạn chế sử dụng công nghệ này.
Công nghệ Passive RFID
Tần số phổ biến: 860 -960Mhz
Khoảng cách đọc: 0-25m
Ứng dụng: Theo dõi quy trình sản xuất, tự động hóa, kiểm kho, giám sát đường đua,
Ưu điểm: Khoảng cách đọc xa, tốc độ cao, chi phí hợp lý hơn công nghệ Active, phổ biến trên thị trường.
Nhược điểm: Chi phí đầu đọc cao, khả năng lưu trữ trung bình, và bị nhiễu từ kim loại và môi trường chất lỏng.
Các bạn đã hiểu RFID là gì chưa nào?. Nhưng để lựa chọn được thiết bị phù hợp hãy cho mình biết ứng dụng của bạn trong lĩnh vực nào để lại yêu cầu trong bình luận bên dưới, EZoneTech sẽ tư vấn cho bạn miễn phí nhé!
Nếu có nhu cầu về thiết bị RFID có thể xem tại đây nhé !
Cảm ơn các bạn!
Có thể bạn thích
Gia Tăng Đánh Giá Tích Cực Cho Doanh Nghiệp Với Thẻ Review Google
Trong thế giới kinh doanh dịch vụ ngày nay, việc tạo dựng và duy trì
In Thẻ NFC Những Điều Bạn Cần Lưu Ý Gì?
In thẻ NFC đang dần phổ biến hiện nay, được ứng dụng trong giải pháp
Namedrop trên iOS 17 tính năng mới có gì nổi bật?
Apple vừa giới thiệu tính năng namedrop trên iOS 17, bản cập nhật mới nhất
Khám Phá NFC trên iPhone: Tính Năng Ẩn Mà Bạn Cần Biết
NFC trên iPhone của Apple luôn tính năng độc đáo và tiên tiến. Một trong
Hướng Dẫn Chép Thẻ Thang Máy Bằng Điện Thoại NFC
Hiện nay ,chép để dự phòng trong đi thang máy hoặc thẻ xa máy thì
Hướng dẫn làm thẻ cá nhân thông minh chỉ với 10K
Thẻ cá nhân thông minh một xu hướng mới nổi đình đám trong thời gian
Sự Khác Nhau Giữa Tuần Tra Bảo Vệ Và Chấm Công
Hệ thống tuần tra bảo vệ và chấm công như chúng ta biết điều là
Tại Sao Bạn Quét NFC CCCD Chưa Được?
Quét NFC CCCD tính năng được tính hợp trên các ứng dụng VNeID nhanh chóng